PHAY RÃNH CHỮ T
- Mục tiêu: - Trình bày được các
đặc điểm cơ bản của rãnh chữ T - Xác định được các yêu cầu kỹ thuật khi
phay rãnh chữ T. - Trình bày được các thông số hình học của dao phay rãnh
chữ T. - Phân tích được các phương pháp gá dao khi phay rãnh chữ T. - Rà
gá được phôi đạt yêu cầu và an toàn khi gia công. - Vận hành thành thạo
máy phay để gia công rãnh chữ T đúng quy trình quy phạm, đạt cấp chính xác
10-8; độ nhám cấp 4-5; dung sai hình dáng hình học, vị trí tương quan ≤
0,05/100; đúng thời gian đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và máy. -
Phát hiện được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và có biện pháp đề phòng. -
Đánh giá được kết quả sản phẩm làm được và rút ra những bài học kinh
nghiệm sau khi học xong mo-đun này. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì,
cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong công việc. Nội
dung: 1.1. Những yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh chữ T. 1.2. Phương pháp
phay rãnh chữ T. 1.3. Những dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục.
1.4. Thực hiện các bước gia công. 1.5.Vệ sinh công nghiệp 1.6. Câu hỏi và
bài tập
NHỮNG YÊU CẦU KỸ THUẬT KHI PHAY RÃNH CHỮ T
- 1.1. Những yêu cầu kỹ thuật khi phay rãnh chữ T Đúng
kích thước Kích thước thực tế với kích thước được ghi trên bản vẽ của các
dạng rãnh như: chiều rộng, chiều sâu, các loại rãnh và các dạng rãnh phải
giống nhau. Sai lệch hình dạng hình học. Mặt phẳng không vượt quá phạm vi
cho phép bởi độ không phẳng, độ không thẳng, hoặc không nhẵn đối với các
mặt định hình khi gia công các loại rãnh. Sai lệch về vị trí tương quan.
Sai lệch giữa vị trí tương quan giữa rãnh cần gia công so với các mặt khác
hoặc các kích thước khác.
PHƯƠNG PHÁP
PHAY RÃNH CHỮ T
- Quy trình phay rãnh chữ T - Tham khảo sổ
tay về các kích thước của rãnh chữ T. - Vạch dấu vị trí rãnh T. - Chỉnh
trục chính máy phay vuông góc với bàn máy. - Lắp chi tiết vào máy phay.
Nếu chi tiết được giữ trong êtô, hàm êtô phải thẳng hàng với hướng di
chuyển của bàn máy. Nếu chi tiết được kẹp trên bàn, vị trí của rãnh phải
thẳng hàng với sự di chuyển của bàn. - Lắp dao phay mặt đầu cỏ đường kính
hơi rộng hơn đường kính thân bulông. Kích thước của dao mặt đầu được nêu
trong các bảng về rãnh T. - Gia công rãnh giữa với độ sâu của rãnh T, dùng
phay mặt đầu. - Tháo dao phay mặt đầu ra, lắp đúng dao phay rãnh chữ T
vào. - Chỉnh độ sâu sao cho dao cắt rãnh T xuống tới đáy của rãnh. - Gia
công phần dưới của rãnh.
- Phay rãnh vuông suốt a) Phay
rãnh bằng dao phay đĩa Dao phay đĩa dùng để gia công mặt phẳng, bậc và
rãnh. Dao phay đĩa được phân ra hai loại: Dao phay liền và dao phay răng
chắp. Dao phay đĩa liền lại chia ra: · Dao phay rãnh Hình 1.1: Dao phay
rãnh then · Dao phay rãnh bớt lưng Hình 1.2: Dao phay đĩa hớt lưng · Dao
phay ba mặt cắt có dạng răng liền, dạng răng ghép Hình 1.3:: Dao phay đĩa
ba mặt cắt
- Dao phay rãnh dạng đĩa chỉ có răng trên phần trụ dùng
để phay các rãnh nông. Loại chính của dao phay đĩa là loại dao ba mặt;
loại dao này có răng trên phần trụ và cả hai mặt đầu. Nó được dùng để gia
công các rãnh sâu hơn. Để cải thiện điều kiện cắt, người ta làm dao phay
đĩa ba mặt có răng nghiêng lần lượt ngược chiều nhau (nghĩa là một răng
của dao có rãnh phải, còn răng kề nó có rãnh trái). Vì thế loại dao này
được gọi là dao ba mặt có rãnh khác chiều nhau. Nhờ kết cấu của loại dao
này nên thành phần lực cắt dọc trục của các răng phải và răng trái triệt
tiêu lẫn nhau. Loại dao này cũng có răng ở hai mặt đầu lớn. Nhược điểm
chính của loại dao ba mặt là ở chỗ kích thước chiều rộng của rãnh gia công
giảm ngay sau khi mài dao theo mặt đầu lần thứ nhất. Nếu dùng dao phay
điều chỉnh gồm hai nửa có chiều dày bằng nhau với các răng xen kẽ nhau thì
sau khi mài có thể phục hồi được kích thước ban đầu. Để đIều chỉnh, người
ta dùng các miếng đệm bằng đồng hoặc đồng thau chêm vào giữa các dao. Dao
phay đĩa chắp bằng hợp kim cứng có hai loại: dao ba mặt và dao hai mặt.
Dao phay đĩa ba mặt dùng để phay rãnh. Đối với cả hai loại dao này, từng
răng được kẹp vào thân dao bằng những rãnh khía dọc và các chêm có góc
nghiêng 5o. Ưu điểm của phương pháp kẹp này là có thể bù lại độ mòn và lớp
kim loại bị hớt đi khi mài dao. Kích thước hướng kính bị hớt đi khi mài
dao. Kích thước hướng kính được điều chỉnh bằng các dịch các răng đi được
một hoặc vài rãnh khía, còn điều chỉnh kích thước chiều rộng thì bằng cách
đẩy các răng ra hai bên. Dao phay đĩa ba mặt có các răng bằng kề nhau
nghiêng chéo nhau với góc nghiêng 10o, còn dao phay đĩa hai mặt cùng
nghiêng về một hướng và góc nghiêng cũng là 10o (dao phải là dao trái). Sử
dụng dao phay đĩa ba mặt bằng đĩa kim cứng khi gia công rãnh sẽ đạt được
năng suất cao. Dao phay đĩa đảm bảo kích thước gia công tốt hơn dao phay
ngón. Chọn loại và kích thước dao phay đĩa Người ta chọn loại và kích
thước dao phay đĩa phù thuộc vào kích thước và vật liệu gia công. Đối với
từng điều kiện gia công nhất định người ta chọn loại dao, vật liệu.
- 6. Hình 1.4: Phay rãnh bằng dao phay rãnh ba mặt cắt Lưỡi
dao và các thông số chính của dao: B, D, d và z. Đối với vật liệu đã gia
công và vật liệu gia công khó vừa, với chiều sâu cắt lớn người ta dùng dao
phay có các răng lớn trung bình. Còn đối với vật liệu khó gia công với chiều
sâu cắt không lớn lắm nên sử dụng dao phay có các răng trung bình và răng
nhỏ. Đường kính dao phay nên chọn càng nhỏ càng tốt, bởi vì khi đường kính
dao càng nhỏ thì càng tăng độ cứng vững và giảm độ rung. Ngoài ra, nếu
đường kính dao càng lớn thì giá thành càng cao. Trên hình 1.5. ta thấy,
khi chiều sâu cắt t và khe hở giữa vòng đệm với chi tiết gia công trong
khoảng 6 ÷ 8 mm thì đIều kiện phải được thỏa mãn là: Từ đó ta có công thức
để xác định đường kính nhỏ nhất của dao phay: D = 2t + d1 +( 12÷16 ), ở đây
d1 - đường kính moayơ của dao (đường kính vòng định vị). Trong bảng 1 biểu
thị quan hệ giữ đường kính moayơ d1 và đương kính lỗ d của dao phay đĩa.
Bảng 1. Bảng quan hệ giữa đường kính moayơ và đường kính dao phay d d1 d
d1 d d1 13 21 16 25 22 35 27 40 32 48 40 58 Điều chỉnh máy để phay rãnh
vuông góc thông suốt bằng dao phay đĩa.
- 7. Hình 1.5: Chọn đường kính dao phay đĩa tương ứng với
chiều rộng và chiều sâu của rãnh Khi phay rãnh vuông góc, chiều rộng dao
phay phải bằng chiều rộng trong trường hợp độ đảo của các răng mặt đầu
bằng 0. Nếu độ đảo của nó không bằng 0 thì kích thước của rãnh sẽ lớn hơn
kích thước của dao phay. Điều này cần phải đặc biệt khi phay rãnh có độ
chính xác cao theo chiều rộng. Chỉnh dao để đạt chiều sâu cắt có thể thực
hiện bằng phương pháp lấy dấu. Để có đường lấy dấu rõ ràng, người ta bôi
lên bề mặt chi tiết một lớp dung dịch phấn và dùng thước lấy dấu để vạch
đường có độ sâu cần thiết. Để chỉnh dao đạt chiều sâu cắt theo đường đã
lấy dấu, người ta cho chạy dao thử. Khi đó cần phải chú ý để cho dao phay
hớt lượng dư chỉ tới nửa đường lấy dấu. Khi chỉnh máy để gia công rãnh,
việc gá dao đúng vị trí so với chi tiết gia công đóng một vai trò rất quan
trọng. Nếu dùng đồ gá chuyên dùng thì vị trí của chi tiết so với dao được
xác định bằng chính đồ gá. Hình 1.6: Sử dụng các loại cữ so dao để phay
rãnh bằng dao phay ba mặt cắt Để gá dao chính xác theo chiều sâu cho
trước, người ta sử dụng các phiến tỳ chuyên dùng (hình 1.6) trình bày sơ
đồ gá dao có sử dụng các phiến tỳ. Phiến tỳ 1 là một tấm thép tôi phẳng
(hình 1.6a) hoặc hình thước góc (hình 1.6b) được
- 8. kẹp vào thân đồ gá. Giữa phiến tỳ và dao phay người ta
đăt cữ so dao 2 có chiều dày từ 3 - 5 mm để tránh lưỡi dao 3 chạm vào bề
mặt phiến tỳ đã được nhiệt luyện. Nếu gia công một bề mặt nào đó bằng 2
bước (thô và tinh) và gá dao bằng 1 phiến tỳ thì người ta dùng các cữ so
dao có chiều dày khác nhau. Trên hình 1.7. người ta sử dụng cữ chỉ thị để
gia công rãnh vuông bằng dao phay cắt. Để tăng độ chính xác vị trí tương
đối giữa dao và chi tiết gia công người ta bố trí các cữ chỉ trên máy phay
ngang ở các vị trí chuyển động bàn dao ngang và bàn dao đứng. Hình 1.7:
Phay rãnh bằng dao phay ngón Để gia công rãnh vuông góc (bước thứ nhất),
đầu tiên người ta nâng bàn máy để cho chi tiết chạm vào dao phay đang quay
và lựa cho đúng vào vị trí đã lấy dấu. Sau đó dịch chuyển bàn máy theo
phương dọc để dao thoát khỏi chi tiết và lại quay tay quay nâng bàn máy
lên một đoạn bằng chiều sâu rãnh là t mm và chiều rộng rãnh bằng chiều
rộng cắt của dao đối với dao phay cắt (xem hình 1.4.). Và chiều rộng cắt
bằng chiều đường kính của dao phay ngón, hoặc dao phay trụ đứng chiều sau
cắt bằng chiều sâu t. (Hình 1.7). Kẹp côngxôn và sóng trượt ngang của bàn
máy. Lắp đúng vị trí cần thiết các cam tự động chạy và dùng tay chuyển bàn
máy cho chi tiết chạy dao. Từ từ đưa bàn để dao chạm vào chi tiết, ăn vào
chi tiết. Sau đó mở chạy dao dọc và tiến hành phay bước thứ nhất. Bước thứ
nhất người ta dùng dao phay ngón (đôi khi dùng dao phay đĩa) để gia công
rãnh vuông góc (hình trình tự gia công rãnh chữ T). Dao phay ngón thô và
các răng tù dùng để gia công thô phôi đúc, phôi rèn tự do, v.v.. Dao phay
ngón bằng hợp kim cứng có hai loại: dao gắn bằng các vành răng hợp kim
cứng có đường kính 10 - 20mm và dao gắn các miếng răng hình xoắn ốc có
đường kính 16-50mm.
- 9. Hình 1.8: Sử dụng cữ chỉ thị để phay rãnh bằng dao phay
đĩa ba mặt cắt Hiện nay các nhà máy dụng cụ dang sản xuất dao phay ngón
liền hợp kim cứng có đường kính 3 -10mm và dao phay ngón có phần làm việc
bằng hợp kim cứng hàn vào đuôi dao bằng thép. Đường kính dao loại này từ
14 18mm, số răng là 3. Dùng dao phay hợp kim cứng đặc biệt có hiệu quả đối
với thép đã qua nhiệt luyện và thép khó gia công. Độ chính xác của rãnh
theo chiều rộng khi gia công bằng dao định kích thước (dao phay đĩa và dao
phay ngón) phụ thuộc vào độ chính xác của dao, độ chính xác và độ cứng vững
của máy, độ đảo của dao sau khi kẹp trên trục chính. Nhược điểm của dao
định kích thước là kích thước giảm khi bị mòn và sau khi mài sắt. Đối với
dao phay ngón, sau lần mài đầu tiên (mài theo mặt trụ) kích thước đường
kính bị thay đổi và do đó sẽ ảnh hưởng đến chiều rộng của rãnh gia công.
Để đạt kích thước chính xác theo chiều rộng của rãnh có thể phay làm 2
bước: thô và tinh. Khi phay tinh, dao phay chỉ cắt theo chiều rộng và như
vậy kích thước được đảm bảo trong thời gian dài. Gần đây đã xuất hiện các mâm
cặp có cơ cấu điều chỉnh lệch tâm để kẹp dao phay ngón. Trong quá trình
gia công rãnh bằng dao phay ngón, phoi phải được thoát lên phái trên theo
các rãnh xoắn để bề mặt gia công không bị phá hoại và các răng của dao
không bị gãy. Điều này chỉ có thể đạt được khi phương của rãnh xoắn trùng
với chiều quay của dao. Tuy nhiên thành phần lực cắt hướng trục Px trong
trường hợp này lại đi từ trên xuống dưới và có xu thế kéo dao ra khỏi trục
chính. Chính vì vậy với dao phay ngón, khi gia công rãnh cần phải kẹp dao
vững hơn khi gia công và các mặt phẳng hở.
- 10. Cũng như trong trường hợp gia công bằng dao phay hình
trụ và dao phay mặt đầu, chiều quay của dao và rãnh xoắn cần phải ngược
nhau, bởi vì trong trường đó thành phần lực cắt hướng trục sẽ hướng vào
trục chính và siết chặt dao hơn. Trong bảng chọn chiều quy của trục chính
ghi rõ nguyên tắc chọn chiều quay của dao (của trục chính) khi gia công
rãnh và các mặt phẳng hở bằng dao phay ngón có rãnh xoắn. 1.2.2. Dùng dao
phay rãnh chữ T để phay phần dưới của rãnh Hình 1.9: Phay rãnh T bằng dao
phay chữ T Khi phay các bước còn lại ta cũng sử dụng các cách thức phay
rãnh đã đề cập đến các phần trên. Cụ thể là sau khi phay bước thứ nhất thì
không dịch chuyển bàn máy theo phương ngang, mà lắp dao vào trục chính của
máy và tiến hành điều chỉnh máy để phay rãnh chữ T bằng dao phay rãnh. Lúc
này đường tâm của rãnh (gia công ở lần chạy dao thứ nhất) phải trùng với
đường tâm của dao phay. Còn chỉnh dao theo chiều cao thì thực hiện bằng
cách dịch bàn máy để mặt trên của chi tiết khẽ chạm vào dao, tiếp theo lại
dịch bàn máy một lần nữa để dao thoát khỏi chi tiết và nâng bàn máy lên
một khoảng bằng H (hình 1.9). Sau bước thứ nhất, không được dịch chuyển
máy theo phương thẳng đứng, hãy kiểm tra rãnh T bằng dưỡng hoặc thước cặp.
Trong trường hợp kích thước rãnh đảm bảo thì cứ giữ nguyên sơ đồ gá dao để
gia công rãnh bước hai giống bước 1 tiếp theo. 1.2.3. Dùng dao phay góc
kép để vát mép Vát mép bằng dao phay ngón góc. Trong sản xuất hàng loạt,
khi gia công rãnh thứ nhất (rãnh góc vuông), phương án tối ưu là dùng tổ
hợp dao phay đĩa 3 mặt bằng hợp kim cứng.
- 11. Hình 1.10: Điều chỉnh dao để phay vát Hình 1.11: Thứ tự
các bước gia công rãnh chữ T 1.3. Những dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách
khắc phục 1. Sai số về kích thước Nguyên nhân - Sai số khi dịch chuyển bàn
máy - Hiệu chỉnh chiều sâu cắt sai - Chọn dao không đúng chiều rộng đối
với dao phay cắt và đường kính đối với dao phay ngón, dao phay trụ đứng. -
Do độ đảo của dao quá lớn - Không thường xuyên kiểm tra trong quá trình
phay - Sai số do quá trình kiểm tra Biện pháp khắc phục - Có thể tránh sai
số về kích thước bằng cách gá, kẹp và lấy đầu chính xác chi tiết gia công
và xác định đúng lượng chuyển dịch của bàn máy. Sai số có thể xảy ra nhiều
nhất (trong số các kích thước) là sai số kích thước chiều rộng của rãnh.
Để tránh sai số này, khi gia công cần phải kiểm tra chiều rộng của dao phay
đĩa. Đường kính của dao phay ngón, dao phay trụ đứng khi phay rãnh. - Khi
chọn dao phay nhớ chú ý là chiều rộng phay ngón do độ đảo của dao (độ đảo
mặt đầu của dao phay đĩa và dao phay rãnh và độ đảo hướng kính. Để đề
phòng sai số kích thước của rãnh theo chiều rộng ta nên
- 12. tiến hành đo thử và cắt thử. Sau khi gia công rãnh chữ
T, không được chuyển dịch bàn máy cùng hai phương khác (theo hai phương
này không thực hiện chuyển động chạy dao), bởi vì trong điều kiện đó sẽ dễ
sai số đã được phát hiện. Nếu sau khi đo, chiều rộng của rãnh lớn hơn so
với yêu cầu, thì sai số đó sẽ không thể chữa được. - Nếu chiều rộng của
rãnh nhỏ hơn kích thước yêu cầu thì để sửa lại kích thước đó phải tiến
hành thêm một bước phụ với việc dịch chuyển bàn máy (theo phương pháp thực
hiện kích thước) một khoảng bằng đại lượng sai số kích thước chiều rộng
của rãnh. Nếu chiều sâu của rãnh lớn hơn so với yêu cầu ghi trên bản vẽ
thì sẽ sinh ra phế phẩm. Nguyên nhân của phế phẩm là do gá dao không đúng
chiều sâu của yêu cầu và không xác định chính xác lượng dịch chuyển của
bàn máy trên vành chia độ. 2. Sai số về vị trí tương quan Nguyên nhân - Gá
dao không đúng vị trí đối với trục. - Sai số lắp đặt chi tiết trong đồ gá,
trong êtô hoặc trong bàn máy, độ không song song giữa các rãnh, độ không
vuông góc giữa các mặt phẳng liên tiếp. - Chi tiết không vững, phoi rơi
vào bề mặt định vị của đồ gá (làm Biện pháp khắc phục - Gá và dao đúng vị
trí tương đối so với chi tiết cần gia công. - Gá và rà phôi đúng yêu cầu
kỹ thuật trên đồ gá, trong êtô hoặc trong bàn máy. - Rà êtô hoặc mặt bên
của chi tiết song song với hướng tiến của dao. - Đảm bảo độ cứng vững của
công nghệ, - Làm sạch đồ gá hoặc dụng cụ gá trước khi
- 13. chi tiết kênh lên) và do côngxôn và sống trượt ngang
kẹp không đủ độ cứng vững. - Sự rung động quá lớn trong khi phay gá phôi.
3. Sai số về hình dạng của bề mặt gia công Nguyên nhân - Chọn dao không không
đúng hoặc mài dao định hình không chính xác (góc trước bị thay đổi) - Gá
dao không chính xác Gá kẹp chi tiết không chính xác, không cứng vững. - Độ
đảo của dao quá lớn Biện pháp khắc phục - Chọn dao có prôfin phù hợp giữa
prôfin gia công và prôfin thiết kế. - Gá dao chặt, giải quyết độ lỏng của
dao có thể xảy ra trong quá trình gia công. 4. Độ nhám bề mặt chưa đạt
Nguyên nhân - Dao bị mòn, các góc của dao không đúng. - Chế độ cắt không
hợp lý - Gá dao không vuông góc với mặt phẳng ngang, mặt khác hệ thống
công nghệ kém vững chắc Biện pháp khắc phục · Kiểm tra chất lượng lưỡi cắt
· Sử dụng chế độ cắt hợp lý - Gá dao đúng kỹ thuật, tăng độ cứng vững của
hệ thống công nghệ.
- 14. 1.4. Thực hiện các bước gia công Bài tập 1: Thực hiện
gia công theo bản vẽ chi tiết. Vật tư: thép C45 kích thước 120x50x28 Dụng
cụ: Dao phay đĩa 80x8 Dao phay góc kép 1200, 100x25 Dao phay rãnh T 16x5
Yêu cầu kỹ thuật: Độ không đối xứng giữa rãnh 10 và rãnh 16 <0,05 Độ
nhám các bề mặt gia công Rz=40 Vạch dấu vị trí rãnh cần gia công Chọn chế
độ cắt hợp lí
- 15. PHIẾU HƯỚNG DẪN Lập trình tự các bước tiện chi tiết như
bản vẽ T T NỘI DUNG BƯỚC - HÌNH VẼ CHỈ DẪN THỰC HIỆN 1 Đọc bản vẽ, chuẩn
bị dụng cụ, phôi liệu, nhận máy, thiết bị - Thép C45 kích thước 120x50x28
- Dao phay đĩa 80x8 - Dao phay góc kép 1200, 100x25 - Dao phay rãnh T 16x5
- Độ không đối xứng giữa rãnh 10 và rãnh 16 <0,05 - Độ nhám các bề mặt
gia công Rz=40 2 Gá chi tiết và dao - Tháo gối đỡ trước trục chính. - Làm
sạch trục chính và các vòng bạc lót. - Gá lắp dao chính xác trên trục
đứng, trục nằm - Định vị trí lắp dao là giữa trục, do vậy lắp các vòng bạc
vào trước sao cho đến vị trí giữa trục, tiếp đó lắp dao, rồi lắp các bạc
lót còn lại, cuối cùng lắp gối đỡ lại và siết chặt đai ốc hãm. Chú ý: Rãnh
then của dao và rãnh then trên trục phải được cố định băng
- 16. then. 3 Gá lắp ê tô lên bàn máy - Đặt ê tô lên bàn máy
sao cho hai ngàm của ê tô song song với bàn máy. - Điều chỉnh sơ bộ cho
rãnh của ê tô song song với bàn máy sau đó cố định dưới bàn máy bằng các
bu lông và đai ốc chữ T (lực siết vừa đủ). - Gắn đồng hồ so lên đầu máy
như hình vẽ, sao cho đầu đo của đồng hồ so tỳ vào ngàm cố định của ê tô. -
Di chuyển bàn dọc của máy qua lại và điều chỉnh ê tô để kim dài đồng hồ so
chỉ lệch từ 1 đến 3 vạch (tương đương 0,01 đến 0,03mm) trên chiều dài ngàm
cố định của ê tô. Lúc này ta dừng lại và siết chặt bu lông lại. 4 Gá phôi
- Lau sạch các ngàm, rãnh trượt của ê tô và các miếng căn mẫu bằng vải
sạch. - Lựa chọn miếng căn mẫu để định vị bên dưới phôi, chiều dày miếng
căn được chọn sao cho khi đặt phôi vào ê tô thì chiều cao của phôi trên
ngàm ê tô không được quá 1/3 chiều cao của phôi. - Siết sơ bộ ê tô kẹp vừa
phải vào phôi. - Dùng búa nhựa cứng gỏ nhẹ mặt trên của phôi đồng thời
dùng tay còn lại lắc nhẹ các miếng căn cho đến khi
- 17. các miếng căn không còn lắc được thì dừng lại. - Siết
chặt phôi lại. 5 Chỉnh tâm dao trùng tâm chi tiết - cho mặt trụ dao thấp
hơn đường tâm chi tiết 1÷2mm - điều chỉnh xa ngang bàn máy cho chi tiết
chạm dao Hạ xa đứng bàn máy rồi chỉnh xa ngang một lương X=41+8mm Lưu ý:
bôi trơn bạc và trục dao 6 Thực hiện cắt gọt để đạt chiều sâu h - điều
chỉnh xa đứng bàn máy cho dao tiếp xúc chi tiết rồi lấy chiều sâu cắt
t=h=38-33=5mm - bước tiến S=(22÷30mm/p) -60<n≤80v/p - Phay nghịch có
tưới nguội. - Di chuyển bàn ngang để tiến hành cắt bậc thứ 1. - Sau đó mở
rộng rãnh 2 bên để đạt kích thước 10+0,05 Lưu ý: khi tiến hành cắt mặt bậc
1 và 2 sau mỗi lớp cắt phải kiểm tra kích thước đạt yêu cầu bản vẽ 7 Phay
rãnh T - Dùng dao phay rãnh chữ T 16x5 - Giữ cố định xa ngang như khi phay
rãnh vuông - cho mặt đầu của dao chạm mặt trên vật rồi dùng bàn máy đứng
điều chỉnh
- 18. bàn máy lên một lượng 9,8mm. - Chế độ cắt tương tự như
chế độ cắt dao phay ngón 16 nhưng đầu vào và sắp ra phải dùng bằng tay. 8
Phay vát cạnh 1x450 - gá dao phay vát cạnh - khi lắp dao xong, dùngxa
ngang điều chỉnh tâm rãnh chữ T trùng với tâm dao rồi lấy chiều sâu cắt
gọt bằng xa đứng và thực hiện chế độ cắt như dao phay đĩa 3 mặt cắt 9 Kiểm
tra hoàn thiện - Sau khi bào xong, ta có thể kiểm tra kích thước bằng
thước cặp, pan me. - Kiểm tra góc bằng dưỡng, êke đo góc - Kiểm tra độ
nhám bằng phương pháp so sánh. - Kiểm tra hoàn thiện và giao nộp bài tập.
- 19. Bài tập 2: Vật tư: thép C45 kích thước 120x50x38 Dụng
cụ: Dao phay ngón Ø14 Dao phay góc kép 1200, 100x25 Dao phay rãnh T 25x12
Yêu cầu kỹ thuật: Độ không đối xứng giữa rãnh 14 và rãnh 25 <0,05 Độ nhám
các bề mặt gia công như hình vẽ Vạch dấu vị trí rãnh cần gia công Chọn chế
độ cắt hợp lí PHIẾU HƯỚNG DẪN Lập trình tự các bước tiện chi tiết như bản
vẽ T T NỘI DUNG BƯỚC - HÌNH VẼ CHỈ DẪN THỰC HIỆN
- 20. 1 Đọc bản vẽ, chuẩn bị dụng cụ, phôi liệu, nhận máy,
thiết bị - Thép C45 kích thước 120x50x28 - Dao phay ngón Ø14 - Dao phay
góc kép 1200, 100x25 - Dao phay rãnh T 25x12 - Độ không đối xứng giữa rãnh
14 và rãnh 25 <0,05 - Độ nhám các bề mặt gia công như hình vẽ 2 Chuẩn
bị dao phay ngón - Chọn đúng dao phay ngón và các yêu cầu kỹ thuật của nó.
- Chọn dao phay ngón có đường kính d=14mm 3 Lắp dao vào ổ gá dao - Chuẩn
bị cán gá dao phay ngón theo máy. - Chọn áo côn bằng đường kính dao phay D
= 12mm và phần côn ngoài trùng với phần côn trong cán dao. - Lắp áo côn
vào đai ốc hãm. - Lắp đai ốc hãm vào cán dao bằng cách vặn ren khoản 2 đến
3 vòng. - Lắp dao phay ngón vào lỗ áo côn - Siết chặt đai ốc hãm bằng khóa
Đai ốc hãm Côn moóc Dao phay 4 Gá lắp ổ dao lên trục chính của máy - Làm
sạch lỗ côn trên trục chính của
- 21. máy. - Làm sạch trục côn trên cán gá dao phay ngón. -
Gá lắp ổ gá dao chính xác trên trục đứng của máy và vặn trục bu lông khóa
ổ gá dao - Đảm bảo đường tâm dao vuông góc với bàn máy. - Chú ý: khi lắp
cán dao lên trục chính máy phay, hai rãnh định vị của cán dao phải được
lắp với hai bậc định vị trên trục chính máy phay. 5 Gá phôi - Lau sạch các
ngàm, rãnh trượt của ê tô và các miếng căn mẫu bằng vải sạch. - Lựa chọn
miếng căn mẫu để định vị bên dưới phôi, chiều dày miếng căn được chọn sao
cho khi đặt phôi vào ê tô thì chiều cao của phôi trên ngàm ê tô không được
quá 1/3 chiều cao của phôi. - Siết sơ bộ ê tô kẹp vừa phải vào phôi. -
Dùng búa nhựa cứng gỏ nhẹ mặt trên của phôi đồng thời dùng tay còn lại lắc
nhẹ các miếng căn cho đến khi các miếng căn không còn lắc được thì dừng
lại. - Siết chặt phôi lại. Trục bu lông
- 22. 6 Thực hiện cắt gọt để đạt chiều sâu h - điều chỉnh xa
đứng bàn máy cho dao tiếp xúc chi tiết rồi lấy chiều sâu cắt t=h=38-33=5mm
- bước tiến S=(22÷30mm/p) -60<n≤80v/p - Phay nghịch có tưới nguội. - Di
chuyển bàn ngang để tiến hành cắt bậc thứ 1. - Sau đó mở rộng rãnh 2 bên
để đạt kích thước 10+0,05 Lưu ý: khi tiến hành cắt mặt bậc 1 và 2 sau mỗi
lớp cắt phải kiểm tra kích thước đạt yêu cầu bản vẽ 7 Phay rãnh T - Dùng
dao phay rãnh chữ T 16x5 - Giữ cố định xa ngang như khi phay rãnh vuông -
cho mặt đầu của dao chạm mặt trên vật rồi dùng bàn máy đứng điều chỉnh bàn
máy lên một lượng 9,8mm. - Chế độ cắt tương tự như chế độ cắt dao phay
ngón 16 nhưng đầu vào và sắp ra phải dùng bằng tay. 8 Phay vát cạnh 1x450
- gá dao phay vát cạnh - khi lắp dao xong, dùng xa ngang điều chỉnh tâm
rãnh chữ T trùng với tâm dao rồi lấy chiều sâu cắt gọt bằng xa đứng và
thực hiện chế độ cắt như dao phay đĩa 3 mặt cắt
- 23. 9 Kiểm tra hoàn thiện - Sau khi bào xong, ta có thể
kiểm tra kích thước bằng thước cặp, pan me. - Kiểm tra góc bằng dưỡng, êke
đo góc - Kiểm tra độ nhám bằng phương pháp so sánh. - Kiểm tra hoàn thiện
và giao nộp bài tập. 1.5.Vệ sinh công nghiệp Nơi làm việc: Cần thoáng mát,
sáng sủa, luôn giữ được sạch sẽ cho máy móc thiết bị dụng cụ, ngăn nắp và
thuận tiện cho thao tác. Cần được thông gió tốt, có ánh sáng đầy đủ, tốt
nhất là ánh sáng thiên nhiên. Thân thể và quần áo: Quần áo phải gọn gàng,
vừa cỡ người và luôn giữ sạch sẽ, khô ráo. Trong giờ giải lao, giữa ca làm
việc, nên vận động thân thể ở chỗ thoáng khí. Ngoài giờ làm việc cần nghỉ
ngơi đầy đủ và hoạt động để phục hồi sức khỏe. Cần cố gắng giữ mức ăn uống
điều độ và đủ chất cần thiết cho cơ thể. 1.6. Câu hỏi và bài tập Câu 1. Đo
và kiểm tra độ chính xác của rãnh chữ T như thế nào?
- 24. Câu 2. Khi phay rãnh T, có thể xảy ra các dạng sai hỏng
gì? nguyên nhân và cách khắc phục? Câu 3. Hãy trình bày các điều kiện kỹ
thuật khi phay rãnh chữ T?
Cần thêm thông tin chi
tiết quý khách vui lòng liên hệ:
- Nhà phân phối máy cơ khí và dụng cắt RUKO-ĐỨC
tại Việt Nam
Nhà phân phối độc quyền Dao phay ngón Karnasch-Đức tại Việt Nam
Chuyên bán buôn, bán
lẻ Dao phay ngón Germany, Dao phay ngón Hàn Quốc, Dao phay ngón Đài Loan.
Nhận làm dao phay ngón
đặc biệt theo yêu cầu bán buôn, bán lẻ
Công ty Cp Thương Mại
và sản xuất Thiết Bị Công Nghiệp Anh Phát.
Địa chỉ: Lai Xá – Kim
Chung – Hoài Đức – Hà Nội
Điện Thoại:
04.33661551
Fax: 04.33661553
Hotline: 0912.04.32.39 / 0977.947.107
Skyper: dtthuy88
http://daophayngon.mov.mn/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét