1, Chuẩn bị chung:
- Làm vệ sinh phôi, bàn máy, đầu kẹp dao, trục
gá dao hay dao cắt trước khi thực hiện công việc.
- Không lựa chọn dao cắt lớn hơn mức cần thiết.
- Kiểm tra máy có hoạt động bình thường không,
kiểm tra dầu bôi trơn.
- Kiểm tra chiều quay của máy có phù hợp với dao
hay không.
- Sử dụng chiều phay nghịch.
- Không thay đổi tốc độ trục chính và lượng chạy
dao khi đang gia công.
- Sử dụng đồ gá phù hợp để chi tiết được kẹp
chặt và không bị rung khi gia công.
- Sử dụng dung dịch trơn nguội.
Tất cả công việc chuẩn bị phải được hoàn thành
trước khi trục chính quay.
2. Tốc độ của dao phay
(tốc độ cắt):
Trong đó:
- V : Vận tốc cắt (m/phút).
- D : Đường kính dao phay (mm).
- n : Vận tốc vòng (vòng/phút).
Những yếu tố ảnh hưởng
đến tốc độ cắt:
- Vật liệu làm dao phay.
- Đường kính dao phay.
- Vật liệu gia công.
- Chiều sâu cắt.
- Số lưỡi cắt của dao phay.
- Môi trường gia công (có tưới dung dịch hay
không, dung dịch có làm lạnh hay không, dung dịch được tưới thông thường hay
dạng sương mù …).
3. Lượng chạy dao:
FP = Fr . Z . n
Trong đó:
Fp : Lượng tiến dao trên một
phút (mm/phút).
Fr : Lượng tiến dao cho một lưỡi
cắt (mm).
Z : Số lưỡi cắt.
n : Vận tốc vòng (vòng/phút).
Những yếu tố ảnh hưởng
đến lượng chạy dao:
- Vật liệu làm dao.
- Độ đảo của dao.
- Góc nghiêng chính của dao phay.
- Độ cứng vững của máy phay, trục dao phay, đồ
gá.
- Độ cứng vững của phôi.
- Chế độ gia công.
4. Chiều sâu cắt:
Chiều sâu cắt t là chiều
dày của lớp vật liệu phôi bị dao hớt đi trong một lần cắt. Đơn vị tính là mm.
Chiều sâu cắt được lựa
chọn theo các yếu tố sau:
- Lượng dư gia công trên phôi.
- Công suất máy.
- Độ cứng vững của phôi.
- Độ nhám bề mặt cần đạt được.
Thông thường phay qua 2
lần là hợp lý ( một lần phay thô và một lần phay tinh). Nếu độ nhám đòi hỏi
thấp thì phải phay qua một lần nữa (phay bán tinh).
5. Chiều phay:
Có hai chiều phay :
chiều phay thuận và chiều phay nghịch.
Chiều phay thuận : là chiều phay mà chiều quay của dao cùng
với chiều tịnh tiến của phôi. Trong chiều phay thuận thì phoi hình thành từ dày
tới mỏng dẫn. Do đó, chiều phay thuận làm cho lực cắt tăng đột ngột làm cho máy
chịu tải theo kiểu va đập, rung động nhiều. Đối với máy phay có độ rơ lớn, lực
cắt trong chiều phay thuận cùng chiều với chiều di chuyển của bàn máy làm cho
bàn máy bị giật có thể gây gãy dao phay. Tuy nhiên, Chiều phay thuận có ưu điểm
là lưỡi dao không bị trượt trên bề mặt gia công trước khi cắt, cho nên, dao
phay lâu mòn.
Chiều phay nghịch : là chiều phay mà chiều quay của dao ngược
với chiều tịnh tiến của phôi.
Để biêt thêm thông tin chi tiết vui lòng truy cập:
http://www.maykhoantu.net.vn/
http://www.taro.com.vn/
http://www.anhphattools.vn/4388/dao-phay-ngon.aspxhttp://maycokhicongnghiep.com/
http://www.muikhoan.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét